Cơ sở Thái Bình

Hotline: 036.384.6262 Giờ làm việc: 7h-17h30

Cơ sở Nam Định

Hotline: 034.394.6262 Giờ làm việc: 7h-17h30

Cơ sở Hà Nội

Hotline: 036.936.5225 Giờ làm việc: 7h-17h30

Lời dặn

Trám răng xong có được ăn không là câu hỏi của nhiều khách hàng sau khi thực hiện thủ thuật trám răng. Câu trả lời theo các chuyên gia là người bệnh vẫn có thể ăn uống. Tuy nhiên sẽ cần kiêng trong một khoảng thời gian nhất định sau khi vừa hoàn thành việc trám răng. Thời gian này sẽ phụ thuộc vào loại vật liệu trám và công nghệ mà mỗi người lựa chọn.

Các vấn đề sau cần lưu ý:

Những thực phẩm nên ăn:

  • Thức ăn mềm: Sau khi làm xong nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để hạn chế tác động lực lên răng.
  • Trái cây, rau xanh: Đây là nguồn vitamin và khoáng chất không chỉ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa nướu lợi bị vi khuẩn xâm hại.
  • Chế phẩm từ sữa: Các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin và khoáng chất có trong sữa là các chất thiết yếu tốt cho sức khỏe răng miệng. Trái cây & rau xanh là nguồn vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Những thực phẩm nên kiêng:

  • Đồ ăn quá cứng hoặc quá dai: Các răng sau khi làm thủ thuật nếu phải chịu áp lực lớn sẽ làm giảm tuổi thọ của vết trám cũng như khiến chúng dễ bong tróc và bào mòn. Các loại hạt, thịt bò, thịt gà,… nên hạn chế ngay sau khi làm trám răng.
  • Đồ ngọt: Đồ ngọt là thủ phạm chính gây sâu răng và các vấn đề răng miệng khác..
  • Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp của thức ăn sẽ làm miếng trám bị co giãn và có thể ảnh hưởng đến độ bám và tính ổn định của miếng trám
  • Chất kích thích: Các chất kích thích như rượu bia, đồ uống đóng chai, thuốc lá, nước ngọt có gas,.. cần tuyệt đối kiêng sau khi trám răng vì chúng không chỉ phá hủy men răng mà còn làm xỉn màu miếng trám rất nhanh.
  • Trái cây có vị chua cũng cần hạn chế để tránh làm miếng trám bị ố vàng.
  • Đánh ít nhất 2 lần/ ngày mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo hẹn của bác sĩ.
  • Ăn chậm, nhai kỹ và dùng lực nhai vừa đủ
  • Hạn chế cắn mạnh tại vị trí trám răng cũng như không cạy bật miếng trám ra.
  • Lựa chọn các loại bàn chải lông mềm với lực nhẹ nhàng để tránh tổn thương lợi và răng. Di chuyển bàn chải theo chiều lên xuống
  • Kết hợp thêm chỉ nha khoa và súc miệng chuyên dụng để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng cộm răng hay bất kỳ vấn đề gì trong quá trình sinh hoạt, hãy đến nha khoa ngay để thăm khám và xử lý.

Bài trướcViêm tủy răng có nguy hiểm không?

Bài kế tiếpRăng Sứ Là Gì?